Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Cách trang trí món ăn hình sinh vật biển cực khéo léo của mẹ Việt

Bữa ăn sẽ trở thành một bài học sinh động hoặc một cuộc khám phá đại dương thú vị cho các con qua cách trang trí món ăn khéo léo và đầy yêu thương của mẹ.

Với mong muốn mỗi bữa ăn sẽ biến thành một câu chuyện, một bài học thú vị cho con về thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, mẹ Thùy Anh đã sáng tạo ra rất nhiều cách trang trí món ăn cho con tuyệt đẹp từ những nguyên liệu và thực phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe của con.

Dưới đây là những món ăn trong chủ đề đại dương - những con sống ở biển mà mẹ Thùy Anh đã làm cho các con. Với từng bước hướng dẫn và chia sẻ cẩn thận, tỉ mỉ, hi vọng rằng, những ý tưởng sáng tạo đầy yêu thương này sẽ truyền cảm hứng hơn nữa cho các mẹ khi chuẩn bị những bữa ăn hàng ngày cho con.

1. Cơm cua biển

Mẹ nấu ăn ngon nhất 1

Nguyên liệu chính của món cơm nặn cua biển bao gồm: thịt của quả gấc đã được hấp chín, trộn cùng 1 bát cơm, với cà rốt làm chân và quả ô liu đen làm mắt cua (hoặc thực phẩm có màu nâu, đen như nấm hương, hạt đậu đen).

Mẹ nấu ăn ngon nhất 2

Mẹ nấu ăn ngon nhất 3

Cách nặn cua: Các mẹ có thể nặn mai cua bằng cơm trước, tiếp theo càng cua nặn bằng cơm như hình trên rồi lấy dao cắt tạo hình càng, tiếp đó gắn càng vừa nặn xong vào mai cua. Sau khi tạo hình con cua hoàn thiện mẹ hãy trang điểm thêm cho đĩa cơm bằng các loại rau của theo mùa mà bé thích. Thêm một món xào hoặc món mặn nữa là con đã có một bữa cơm thịnh soạn và hấp dẫn.

Mẹ nấu ăn ngon nhất 5
Những chiếc chân cua được mẹ tỉa cắt từ củ cà rốt vô cùng sinh động.

2. Cơm tôm biển

Mẹ nấu ăn ngon nhất 6

Món cơm nặn hình tôm nguyên liệu gồm có cơm, thịt gấc đã hấp chín trộn đều sao cho thấy giống màu lòng tôm nhất (như hình). Mẹ nặn thân tôm cong tiếp theo ta dùng cà rốt thái chỉ dài làm râu tôm và chân tôm, làm mắt bằng quả ô liu rồi trang trí thêm cho đĩa cơm bằng rau củ.

Mẹ nấu ăn ngon nhất 7
Nguyên liệu để nặn cơm hình tôm cũng giống như món cơm hình cua nên mẹ có thể tận dụng để làm hai món cơm cùng với nhau.

3. Chú rùa nhỏ trong đại dương

Mẹ nấu ăn ngon nhất 8

Nguyên liệu của đĩa cơm hình rùa bao gồm: Cơm dẻo, dưa chuột bao tử muối hoặc không, rau cải hoặc rau có màu xanh đậm dùng để xay hoặc ép lấy nước cốt màu xanh.

Các bước làm: Mẹ nặn thân rùa trước, tiếp theo dùng dưa chột cắt sao hình thoi tròn để giống chân rùa, lấy đầu quả dưa leo làm đầu rùa và mắt làm bằng thực phẩm có màu tối như quả ô liu đen, nấm hương. Trang trí rau thịt theo khẩu vị của bé với sự sáng tạo thêm của mẹ với các loại rau củ bé thích.

Mẹ nấu ăn ngon nhất 9
Mẹ hãy dùng màu thực phẩm tự nhiên để tạo màu cho các món cơm của bé. Ví dụ, các loại rau lá xanh đậm sau khi xay hoặc ép sẽ biến thành màu xanh rất đẹp để nặn chú rùa xinh xắn này.

4. Cơm cá vàng

Mẹ nấu ăn ngon nhất 10

Nguyên liệu nặn cơm cá vàng bao gồm: Cơm dẻo trộn với gấc hấp chín, củ cà rốt và quả ô-liu hoặc nấm hương để làm mắt. 

Mẹ nấu ăn ngon nhất 11

Các mẹ có thể nặn hình thân cá như hình trên, phần bụng ho thêm cơm trắng vào nặn, để tạo hình vây cá mẹ cắt 1/2 khoanh cà rốt, thái mỏng cà rốt để làm vây, đuôi như hình tham khảo ở trên. Trang trí đồ ăn kèm theo có thể dùng rau cải, rau muống luộc nhìn cho giống cây rong biển hoặc các đồ ăn bé thích. 

Chúc các mẹ thành công và các con ngon miệng.

(Chia sẻ của mẹ Thùy Anh, Chile)
Theo Happy Moms (Ghi) / Trí Thức Trẻ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

6 lưu ý bố mẹ nên biết khi cho bé dưới 4 tuổi ăn

Nếu bạn đang có con dưới 4 tuổi thì những lưu ý ăn uống của trẻ dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu được tối đa những nguy cơ có thể xảy ra với bé khi ăn.

Nguy cơ lớn nhất về ăn uống của trẻ dưới 4 tuổi có thể xảy ra là khả năng bị hóc, nghẹn do chưa kiểm soát tốt khả năng nhai, nuốt của mình. Vì thế, đối với một số loại thực phẩm nhất định, bố mẹ cần hết sức ghi nhớ những lưu ý ăn uống hữu ích dưới đây.

1. Cả cây xúc xích

Các trường Đại học Y Michigan, Hoa Kỳ gợi ý các mẹ nên mua những loại xúc xích không có nitrit và nitrat. Khi cho bé ăn, không nên để bé cầm cả cây xúc xích mà nên cắt cả cây xúc xích thành những dải giống sợi mỳ cho bé ăn.

Lưu ý ăn uống với trẻ dưới 4 tuổi bố mẹ nên biết 1
2. Miếng lớn thịt, pho mát, hoặc trái cây

Với thêm chút thời gian chuẩn bị, con của bạn có thể dễ dàng nhai thịt, pho mát hoặc trái cây. Cắt thịt thành từng miếng không lớn hơn chiều dài đầu ngón tay của bạn. Pho mát có thể được cắt thành các miếng  nhỏ, hoặc bào thành vụn nhỏ. Đối với hoa quả, bạn nên dầm hoa quả chín để bé dễ ăn hơn.

3. Cả chùm nho

Trẻ có thể ăn nho xắt lát mỏng (không cắt một nửa). Hoặc cẩn thận hơn, bạn có thể xay nhuyễn chúng trước bữa ăn.

4. Kẹo cứng, kẹo que

Kẹo thì quá cứng và trơn trượt cho bé của bạn ăn được, thay vào đó, nên chọn những loại kẹo mềm, có thể tan ngay trong miệng, tốt hơn cả là bạn cắn miếng từng nhỏ cho bé.

Lưu ý ăn uống với trẻ dưới 4 tuổi bố mẹ nên biết 2
5. Bỏng ngô

Bỏng ngô không phải là một sự lựa chọn hợp lý cho bé, các chuyên gia khuyên bạn nên làm bữa sáng là một nửa cốc ngũ cốc ít đường như một sự thay thế đơn giản.

Lưu ý ăn uống với trẻ dưới 4 tuổi bố mẹ nên biết 3
6. Rau sống

Trong khi các bé đang học để nhai thức ăn của mình, các loại rau sống giòn khó nhai là không phù hợp, mà bạn nên cho các bé ăn đậu Hà Lan, đậu đỗ hoặc cà rốt nấu chín mềm.

Theo Ngọc Dung / Trí Thức Trẻ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

dạy con cách tự dọn đồ chơi, bài học dạy con tự lập ý nghĩa.

Hãy dạy con cách tự dọn đồ chơi ngay từ khi chúng còn nhỏ, bởi vì đây không chỉ là một thói quen tốt mà còn là bài học dạy con tự lập ý nghĩa.

Những đứa trẻ từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi đã bắt đầu có thể ý thức về việc cất giữ đồ chơi của chúng hay ít nhất là tự dọn đồ chơi cho thật ngăn nắp.

Michele Kambolis – một chuyên gia tâm lý trong lĩnh vực gia đình và là nhà sáng lập của trung tâm tư vấn Harbourside tại Vancouver, Canada – chia sẻ rằng khoảng 12 tháng tuổi là khoảng thời gian tốt để cho trẻ bắt đầu dọn dẹp đồ chơi.

Ông nói: “Nếu con bạn có khả năng vận động để nhặt đồ chơi và có thể hiểu những gì bạn đang nói, thì hãy khuyến khích trẻ tự dọn đồ chơi càng sớm càng tốt. Nếu bạn bỏ qua giai đoạn này, sẽ khó khăn hơn để dạy chúng những thói quen tốt về sau".

Có thể bạn sẽ phải xếp lại đồ chơi vì con sắp xếp không như ý muốn, nhưng hãy cứ để bé tự làm. Nhưng chỉ cần một chút kiên nhẫn và sự luyện tập chăm chỉ, đứa trẻ sẽ dần dần hình thành được thói quen này.

day-con-xep-do-2
Cần khuyến khích con tự dọn đồ chơi. (Ảnh minh họa)

Biến việc tự dọn đồ chơi thành công việc vui vẻ, sống động

Bà mẹ Canada có tên - Toni Brem Mullen chia sẻ cô thường xuyên dùng một bài hát để "nhắc khéo" con mình đã đến giờ dọn dẹp đồ chơi. Thỉnh thoảng chồng cô cũng sẽ tổ chức một cuộc đua giữa hai anh em xem ai dọn nhanh hơn và gọn gàng hơn.

Giữ được sự vui vẻ, thoải mái thực sự rất quan trọng. Trẻ sẽ hào hứng hơn và tự lập hơn thay vì những khẩu lệnh khô khan yêu cầu trẻ phải dọn đồ chơi theo yêu cầu của bạn.

Hãy dành cho đứa trẻ sự ủng hộ mạnh mẽ tích cực

Hãy thưởng cho những người “phụ việc” nhỏ bé của bạn những cái đập tay tán thưởng, những cái ôm ngọt ngào, và lặp lại những cử chỉ để thấy sự thoải mái như thế nào khi mọi người có thể đi lại dễ dàng, không bị dẫm vào đồ chơi, hay đồ chơi có thể tìm thấy một cách dễ dàng như thế nào.

Thay vì đe dọa rằng thời gian sắp hết, bố ẹm hãy thử sử dụng những hoạt động được trẻ yêu thích để khuyến khích con. Hãy biến việc dọn dẹp thành cuộc chơi vui vẻ và cho trẻ thấy bạn luôn ủng hộ chúng.
 
Hãy thật thực tế

Sẽ đến những ngày mà đứa trẻ của bạn cảm thấy khó chịu và cáu kỉnh khi phải dọn dẹp. Và điều đó hoàn toàn bình thường. Không thể lúc nào trẻ cũng ngoan ngoãn theo ý muốn của bạn. Vì vậy hãy cùng con dành ra khoảng 2 phút để dọn dẹp đống bừa bộn thay vì tự mình làm cho nhanh. Đừng cảm thấy nản chí nếu đứa trẻ của bạn thấy việc dọn dẹp này không đáng phải làm. 

(Nguồn: Todaysparent)
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Chuyện chụp ảnh bầu "cười ra nước mắt" của một bà mẹ Việt

Một bộ ảnh bầu đẹp long lanh ghi lại hành trình bầu bí là niềm mơ ước của bất cứ mẹ bầu nào và mẹ Cháo Quẩy cũng có một bộ ảnh bầu "để đời".

Để chụp một bộ ảnh bầu hoành tráng, mẹ Cháo Quẩy cũng băn khoăn tính toán rất kĩ, vì chi phí để chụp một bộ ảnh bầu không phải là nhỏ. Bên cạnh đó, có vẻ ông bà cũng không ủng hộ việc chụp ảnh bầu vì cho rằng còn quá nhiều thứ phải lo cho em bé sau này. Vì thế, quyết định cuối cùng là bố Cháo Quẩy sẽ làm nhiếp ảnh gia ghi lại hình ảnh đáng yêu cho nhật kí bằng tranh của mẹ Cháo Quẩy. Kết quả, mẹ Cháo Quẩy thực sự đã có một bộ ảnh "nhớ đời".
















Theo Mẹ Cháo Quẩy / Trí Thức Trẻ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Thực hư phương pháp điều trị bệnh còi xương "thần diệu"

Gần đây, các mẹ truyền tay nhau, chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội phương pháp điều trị bệnh còi xương "thần diệu", thực hư việc này thế nào sẽ được BS Trí Đoàn đề cập trong bài viết dưới đây.

Những chia sẻ về cách chữa bệnh còi xương bằng thực phẩm dinh dưỡng này có hàng ngàn lượt yêu thích và chia sẻ chia sẻ với tốc độ lan truyền cực nhanh, làm không ít các mẹ hoang mang, bất chấp nội dung của bài viết không đưa ra được bất cứ dẫn chứng y học hay nghiên cứu khoa học nào để chứng minh cho điều đó. 

Để làm sáng tỏ những thông tin này và mang đến góc nhìn khách quan, đúng chuyên môn, Mẹ & Bé đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn - Giám đốc Y Khoa Bệnh viện Quốc tế Victoria Healthcare một bác sĩ được rất nhiều bà mẹ gửi gắm niềm tin mỗi khi con mắc phải chứng bệnh này!

Xin chào bác sĩ! Hiện nay bệnh còi xương khiến các mẹ rất lo lắng cho sức khỏe của con mình. Vậy lí do vì sao trẻ lại bị bệnh còi xương?

BS Trí Đoàn: Còi xương là do thiếu canxi, trẻ không được nạp đủ lượng mà cơ thể cần. Cũng giống như suy dinh dưỡng, có nhiều lí do khiến trẻ không nạp đủ lượng canxi như bú không đủ, bú vào nhưng thải ra ngoài nhiều do bị tiêu chảy. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ có nguy cơ bị thiếu chất. Còn trẻ bú bình thường, phát triển bình thường theo "kênh của trẻ" thì trẻ sẽ phát triển hoàn toàn bình thường.

Bệnh còi xương ở trẻ
Ảnh minh họa.

Phát triển theo "kênh của trẻ" nên được hiểu như thế nào, thưa bác sĩ?

BS Trí Đoàn: Nghĩa là não trẻ luôn báo tín hiệu cho cơ thể cần từng này chất dinh dưỡng, thì trẻ sẽ tiếp nhận bấy nhiêu đó, chứ không phải theo ý chúng ta mong muốn. Và gen của trẻ quyết định trẻ tăng trưởng bao nhiêu, thì trẻ sẽ phát triển bấy nhiêu, nó là "kênh riêng" chứ không phải là so sánh sự phát triển của trẻ với một con số cụ thể. Mỗi trẻ có sự phát triển khác nhau nên không thể so sánh với nhau.

Nhưng tâm lý các mẹ thường hay sốt ruột nếu thấy trẻ tăng trưởng thấp hơn "chuẩn". Trong 3 tháng đầu đời, nếu trẻ tăng mỗi tháng 300-500gr cân nặng và 1cm chiều cao, thì liệu trẻ có bị tăng cân chậm hay còi xương không?

BS Trí Đoàn: Điều này hoàn toàn không đúng bởi cơ thể con người không phải lúc nào cũng tăng trưởng giống nhau, quan trọng nằm ở mốc cuối cùng. Ví dụ, tôi muốn đi từ đây đến Hà nội, có thể trong vòng 3 ngày đầu tôi muốn rong chơi, những ngày sau tôi vọt lên, sau đó tôi lại đi rong chơi tiếp, so với người ngày nào cũng đi đều đặn thì là như nhau, miễn sao tôi đến Hà Nội là được.

Tuy nhiên, có một bài viết trên mạng khẳng định, chỉ cần có cùng lúc các biểu hiện như "chiếu liếm", "đổ mồ hôi trộm", thao thức trằn trọc và tăng cân ít là có thể khẳng định chắc chắn trẻ bị còi xương?

BS Trí Đoàn: Kết luận này hoàn toàn không đúng. Cơ thể con người có hai hệ thống thần kinh cân bằng với nhau: thần kinh giao cảm và thần kinh đối giao cảm. Ở trẻ, thần kinh giao cảm mạnh hơn rất nhiều, giúp tim trẻ đập nhanh hơn, máu dồn nhanh hơn, phản ứng hóa học mạnh hơn, chuyển hóa nhanh hơn... bởi trẻ cần có năng lượng và hoạt động liên tục để lớn nhanh. 

Càng lớn tuổi thì thần kinh giao cảm càng yếu đi và thần kinh đối giao cảm lại mạnh lên, do đó càng về già, người ta càng sợ lạnh, càng nhỏ càng sợ nóng. Do đó, môi trường lý tưởng cho trẻ là dưới 24 độ C đến 20 độ C. Nhưng bố mẹ không hiểu được điều đó, thường mở máy lạnh 27 - 28 độ C, nhiệt độ này là quá nóng với trẻ, khiến trẻ phải tự cân bằng nhiệt cách toát mồ hôi nếu không trẻ sẽ sốt. 

Trẻ bị nóng, đổ mồ hôi thì sẽ không ngủ được mà trằn trọc. Nếu trẻ biết lăn biết bò, trẻ sẽ đến chỗ có máy lạnh hoặc mát mẻ, còn trẻ nhỏ xíu còn chưa thể làm được gì nên trẻ sẽ tỏ ra khó chịu. Thêm vào đó, đầu ra mồ hôi khiến trẻ bị ngứa. Ngứa thì trẻ phải lắc qua lắc lại – một cách “gãi đầu” của trẻ vì trẻ còn quá bé, tay còn quá ngắn, không đưa lên đầu gãi được.

Bên cạnh đó, chu kỳ rụng tóc của trẻ rơi vào tháng thứ 2 và thứ 3 sau khi sinh. Ngay cả mẹ cũng rơi vào chu kỳ này bởi sự thay đổi nội tiết tố. Nơi nào cọ xát nhiều thì sẽ rụng nhiều, tạo ra hình dạng mà dân gian hay gọi là “chiếu liếm”, “tóc vành khăn”,…  Thực ra, trong khoa học, người ta chỉ gọi là rụng tóc. Tóc cũng rụng ở vị trí khác nhưng ít hơn nên bố mẹ không để ý. Vì không được được tận gốc của vấn đề nên người ta thường gán ghép cho… chuyện khác. Và chuyện dễ gán ghép nhất là thiếu canxi. Thực ra, còi xương không bao giờ có những triệu chứng như vậy!

Vậy triệu chứng thực sự của bệnh còi xương là gì, thưa bác sĩ?

BS Trí Đoàn: Trước hết trẻ phải nằm trong trường hợp của triệu chứng thiếu canxi như tôi đã nêu ở lúc đầu. Sau đó, trẻ có các biểu hiện bị co rút cơ, hoặc triệu chứng như bị co giật - tay co và giật. Nhưng để chuẩn đoán thì bác sĩ phải theo dõi để xem trẻ có bị thiếu nguồn cung cấp hay không: như không có sữa để uống, hoặc uống vào bị tiêu chảy, cộng thêm bị vọp bẻ, bị co giật, lúc đó bác sĩ mới tiến hành cho xét nghiệm máu. Phải phân tích rất kỹ các biểu hiện của trẻ, có nghi ngờ thiếu canxi thì lúc đó xét nghiệm máu mới chính xác. 

Để kết luận trẻ có bị còi xương hay không phải trải qua phương pháp xét nghiệm máu phải không, thưa bác sĩ? 

BS Trí Đoàn: Đúng vậy! Còn nếu trẻ vẫn ăn uống bình thường, vui chơi bình thường, vẫn tăng trưởng theo “kênh của trẻ”, thì khả năng thiếu canxi là rất thấp. Có lẽ không cần xét nghiệm máu, mà chỉ cần trấn an các bà mẹ là đủ. Bởi đó là một quá trình cần theo dõi rất cẩn trọng và sát sao mới có thể kết luận được.

Theo thống kê trong ngành Nhi khoa, bệnh còi xương ở lứa tuổi nào là bị nhiều nhất?

BS Trí Đoàn: Ở lứa tuổi nào trẻ cũng có thể bị bệnh còi xương nếu không được đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể. Tình trạng thiếu vitamin D kéo dài thì mới dẫn đến bị còi xương. 

Vậy bác sĩ có thể chia sẻ phương pháp đúng để trị bệnh còi xương?

BS Trí Đoàn: Nếu nguyên nhân là do nguồn cung cấp không đủ thì mình chỉ cần cung cấp đủ cho trẻ: cho trẻ bú đủ nhu cầu bằng sữa mẹ hoặc sữa bình là được. Còn nếu nguyên nhân là do trẻ bị tiêu chảy, do dị ứng của đường ruột, nhiễm trùng đường ruột, do những bệnh nhiễm trùng khác, thì phải tìm ra rõ nguyên nhân mới có thể điều trị được.

Thế nhưng có rất nhiều mẹ truyền tai nhau rằng có thể sử dụng các loại thực phẩm dinh dưỡng là chắc chắn có thể chữa khỏi bệnh còi xương, liệu điều đó có đúng?

BS Trí Đoàn: Thực chất các loại thực phẩm dinh dưỡng đó đều là vitamin tổng hợp. Mà vitamin duy nhất trẻ cần cung cấp là vitamin D, nhất là đối với trẻ bú mẹ. Còn những loại vitamin khác thì không cần thiết bổ sung thêm. Sau 1 tuổi, nếu trẻ ăn uống đa dạng, thì không cần bổ sung thêm bất kỳ loại vitamin nào.

Có những ý kiến cho rằng nếu mẹ ăn uống kham khổ thì sữa sẽ không đủ chất, nên bổ sung sữa ngoài. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

BS Trí Đoàn: Chất lượng của sữa mẹ không phụ thuộc vào thức ăn bởi chất dinh dưỡng trong sữa được lấy từ chính trong cơ thể của mẹ. Do đó, các bà mẹ không cần phải quá lo lắng về điều này. Chỉ cần cho con bú đủ và bổ sung thêm vitamin D là trẻ có thể phát triển hoàn toàn bình thường.

Cám ơn bác sĩ về cuộc trò chuyện này!
Theo Uyên Bùi / Trí Thức Trẻ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

những hành động của các nhóc tì làm bố mẹ cười vỡ bụng

Ngủ gật hoặc gục đầu vào bồn cầu là cảnh bạn vẫn thường chứng kiến khi các bố say rượu, nhưng các nhóc tỳ cũng có lúc hành động y chang như vậy.

Các nhóc tỳ luôn có những hành động làm các ông bố bà mẹ cười đến vỡ bụng. Dưới đây là những hình ảnh khiến bạn cảm nhận được rõ ràng rằng, đối với các bé, không có gì là không thể!

Nhóc tỳ 1
“Con “phê” quá rồi bố ơi !!!”

Nhóc tỳ 2
Đi ăn nhà hàng thì cũng phải nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái nhất!

Nhóc tỳ 3
“Con không thể tìm thấy miệng của mình ở đâu nữa mẹ ạ…!!!”

Nhóc tỳ 4
Bim bim có ngon đến thế nào thì cũng không thể giúp bé tỉnh táo thêm được nữa.

Nhóc tỳ 5
“Mẹ ơi cứu con. Con không thể thoát khỏi cái hố này được!!!”

Nhóc tỳ 6
Chỉ cần ngủ ngon mà không cần quan tâm đến “hình ảnh bản thân”.

Nhóc tỳ 7
Khi cơn buồn ngủ kéo đến thì không cần phải nằm lên giường nữa.

Nhóc tỳ 8
Cái gối này êm quá đi!

Nhóc tỳ 9
Món gì đây mà ngon quá! Mình phải nếm thử xem nào!

Nhóc tỳ 10
“Buồn ngủ quá mà bố mẹ cứ bắt mình phải tạo dáng…!!!!”

Nhóc tỳ 11
Kết thúc bữa ăn thì cả mặt của mình sẽ được nhuộm đỏ!

Nhóc tỳ 12
Ngủ một giấc đã rồi dậy mình sẽ chén hết chỗ đồ ăn này của mẹ.

Nhóc tỳ 13
Các bà mẹ sẽ đau đầu để tìm câu trả lời: Vì sao em bé lại nằm im ngoan ngoãn cho chị sáng tác nghệ thuật như vậy.

Nhóc tỳ 14
Tranh thủ khám phá thế giới, đặc biệt là thế giới trong... bồn cầu.

Theo Mẹ Sóc / Trí Thức Trẻ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Bí quyết nuôi con ít ốm vặt dành cho các mẹ

Các bố mẹ có con hay bị ốm vặt hãy tham khảo những bí quyết nuôi con ít ốm vặt dưới đây để áp dụng cho con mình nhé.

Uống đủ nước

Mùa nóng, trẻ thường ra mồ hôi nhiều nên mới cần bổ sung nhiều nước, nước chỉ giúp cân bằng việc điều hòa thân nhiệt cho trẻ vào mùa nóng – giảm sự nóng bức trong người cho trẻ, tức là giúp tạo mồ hôi, thải nhiệt và làm mát da khi trời nóng.

Mùa lạnh trẻ vẫn cần uống nước đầy đủ. Chỉ như vậy cơ thể trẻ mới đảm bảo hoàn thành tốt các chức năng sinh lý. Vì thế mẹ cần khuyến khích trẻ uống nước đầy đủ hàng ngày.

Rửa tay sạch sẽ

Rửa tay thường xuyên là cách hữu hiệu để phòng tránh các bệnh liên quan tới đường hô hấp và tiêu hóa khi nuôi con nhỏ. Vì vậy, một đứa trẻ khỏe mạnh luôn có thói quen rửa tay sau khi đi học về, trước khi ăn , sau khi chơi và đi vệ sinh. Dĩ nhiên, bé cần học kỹ năng rửa tay với xà phòng.

Bí quyết nuôi con ít ốm
Ảnh minh họa.

Vận động nhiều

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thể dục có thể làm giảm số lượng các ca bị sốt, cúm, cảm lạnh trong mỗi một khóa học của bé từ 15 – 50%. Đồng thời, tập thể dục còn thúc đẩy sự sản sinh và hoạt động của các kháng thể.

“Các bài tập còn tốt hơn nhiều lần so với những quảng cáo chữa bệnh hay phép thần thông” – T.S. Harley A. Rotbart, cố vấn của tạp chí Parents cho biết.
 
Ngủ đủ giấc

“Những đứa trẻ khỏe mạnh thường ngủ sớm và có giấc ngủ sâu. Không ngủ đủ sẽ làm tăng nguy cơ bị cúm hay cảm lạnh ở trẻ”, T.S. Rotbart chia sẻ. Hầu hết trẻ dưới 1 tuổi cần ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày. Trẻ mầm non cần 11 – 13 tiếng để ngủ.
 
Không sờ tay lên mặt

Virus cúm hay một số loại vi khuẩn khác sẽ xâm nhập vào cơ thể qua mũi, mắt, miệng. Vì vậy, một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ biết hạn chế sờ tay lên mặt. Tuy nhiên, đây không phải là việc dễ dàng.

Thế nên bạn vẫn cần nhắc nhở con rửa tay thường xuyên. Đặc biệt, bé không nên dùng chung ống hút, cốc hay bàn chải đánh răng với người khác…
 
Có một chế độ ăn đảm bảo và cân bằng dinh dưỡng

Ăn nhiều rau và hoa quả giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Những đứa trẻ khỏe mạnh thường ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C (súp lơ, dâu tây, nước cam) và vitamin D (cá thu, sữa công thức và ngũ cốc). Ăn sữa chua sẽ cung cấp men vi sinh tự nhiên, cũng giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.
 
Tiêm phòng đầy đủ

Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ cho biết, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh, đặc biệt với bệnh cúm chính là tiêm phòng. Mẹ nên cho con đi tiêm phòng định kỳ thì chủng ngừa là phương pháp vô cùng kỳ diệu để tăng cường khả năng miễn dịch cho bé.

Tắm nắng buổi sáng

Bé cần vitamin D từ ánh sáng mặt trời để xương mạnh khỏe. Nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, vitamin D từ mặt trời còn giúp bé duy trì hệ miễn dịch mạnh khỏe.
Theo Phụ Nữ Online
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.