Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Hãy đặt ra giới hạn cho trẻ

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm đồ chơi cho béđồ chơi thông minh, đồ chơi gỗ, xe đồ chơi trẻ em chất lượng cao

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Một bà mẹ trẻ tỏ ra tuyệt vọng về đứa con gái nhỏ 4,5 tuổi của mình, mà theo miêu tả của chị thì giống như “một con tiểu yêu” khi xem TV hàng giờ liền mỗi ngày.
Hàng rào là để bảo vệ chứ không phải để tấn công hay trừng phạt trẻ
Khi không xem TV thì “con bé lại hành xử như thể phê thuốc, hò hét, tăng động hoặc cáu kỉnh liên tục”. Liệu như vậy có phải là bình thường không, chị băn khoăn.
Theo các bác sĩ tâm lý, vấn đề của bà mẹ nói trên thực ra không hề cá biệt trong xã hội hiện đại. Khi cô bé (cứ tạm gọi là Jenny đi) xem TV nhiều hơn một giờ đồng hồ mỗi ngày, cô bé không hề lắng nghe người lớn mà trở nên bướng bỉnh, khó bảo, bất hợp tác khi bố mẹ muốn hướng dẫn điều gì đó và kết thúc bằng việc gào tướng lên như thể bị đau đớn cùng cực.
Phương pháp tắt TV định kỳ theo giờ dường như không có hiệu quả, vì thế, bạn nên thử biện pháp “rút phích hoàn toàn” thử xem sao. Câu chuyện, tới đây, đã trở thành vấn đề của những giới hạn. Định nghĩa của giới hạn là “một đường kẻ chia cắt giữa hai khu vực”. Định nghĩa này rất đúng trong trường hợp của các bậc phụ huynh, vì nó cho chúng ta thấy rõ những gì mình đang cố làm.
Việc đặt ra các giới hạn có thể lúc dễ, lúc khó. Lấy thí dụ, khi bạn cho trẻ vào car seat (ghế ngồi trên ô tô), đó là một ranh giới dễ dàng và rõ ràng. “Nếu muốn ngồi trong xe thì con phải được an toàn như vậy”. Không tranh cãi. Nhưng điều này có khiến con bạn thích thú không? Hiển nhiên là không. Nhưng không một sự kêu khóc nào của chúng có thể khiến bạn thay đổi quyết định và gỡ bỏ giới hạn này được.
Nhưng những giới hạn liên quan đến công nghệ thì sẽ phức tạp hơn một chút.
Cô bé Jenny yêu thích ánh sáng nhấp nháy và những hành động trên màn hình TV tới mức bộ não của cô bé phản ứng khi TV không bật. Trung tâm “quà tặng” trong não cô bé cảm thấy bực bội, chán nản khi nó không được thỏa mãn. Và thế là toàn bộ sự chán nản, thất vọng này trút xuống dưới hình thức gào thét, nổi giận hoặc cáu kính. Do đó, kể cả khi Jenny đang không “bị nguy hiểm” thì bạn cũng cần hiểu rằng TV sẽ khiến cho vòng luẩn quẩn này lặp đi lặp lại. Việc của bạn là phải chặn đứng vòng quay đó.
Kể cả khi phải đối mặt với tất cả phản ứng chán nản xấu xí của cô bé.
Điều tuyệt nhất khi bạn thiết lập được một giới hạn đúng là nếu như nó được duy trì đủ lâu, bộ não của trẻ sẽ tự động ngầm hiểu rằng: “À há, thế là TV sẽ không bật đâu, dù mình có làm gì đi chăng nữa”. Nếu như chúng ta gỡ bỏ giới hạn đó quá sớm (bỏ cuộc vì quá stress hoặc mệt mỏi khi phải đối phó với phản ứng của trẻ), não sẽ không có cơ hội học được thế nào là giới hạn thực sự.
Do đó, để có thể lập ra các giới hạn một cách hiệu quả, dưới đây là những nguyên tắc cơ bản mà các bậc phụ huynh cần nắm rõ:
1. Lập kế hoạch khi bạn đang bình tĩnh, không căng thẳng và bức xúc. Điều này là cực kỳ quan trọng, bởi khi stress, bạn sẽ có xu hướng cảm thấy bất lực, mất kiểm soát và không thể chọn được đúng điểm mấu chốt.
2. Đảm bảo rằng giới hạn đặt ra là hợp lý với độ tuổi và sự phát triển của trẻ. Một giờ xem TV dường như là quá nhiều cho cô bé Jenny 4 tuổi rưỡi. Hãy lắng nghe bản năng của bạn để xem vấn đề thực sự là gì. Điều này có thể giúp bạn quyết định thế nào là hợp lý nhất cho trẻ.
3. Giữ vững giới hạn, đặc biệt là khi trẻ phản ứng tiêu cực.
4. Không cho phép giới hạn trở thành sự trừng phạt. Lấy thí dụ, một hàng rào tốt là để ngăn không cho trẻ lại gần mỏm đá nguy hiểm, nhưng nó không được thiết kế để xông ra và tấn công trẻ khi trẻ chẳng may va vào. Nó chỉ đứng đó, làm tròn trách nhiệm của một hàng rào. Ngăn cách. Đứng vững. Bạn cũng vậy. Điều bạn cần làm là trở thành một hàng rào, bám trụ và cưỡng lại ý muốn thôi thúc về việc tấn công ngược lại trẻ (bằng một hình thức trừng phạt nào đó).
5. Ngoài việc kiên định, hãy đồng thời tỏ ra yêu thương và nhẹ nhàng với trẻ. Bộ não của Jenny muốn chiếc TV. Việc cô bé cáu kính, la hét không phải là tính cách cá nhân. Hãy nhớ: cô bé còn rất nhỏ, càng không phải là một con tiểu yêu. Tất cả các bộ não đều đòi hỏi thứ chúng muốn, chỉ có điều với người trưởng thành, chúng ta đủ nhận thức để kiềm chế ham muốn đó mà thôi. Vì thế, hãy cảm thông với con bạn. “Rất khó để không xem TV tiếp, mẹ biết” hoặc “mẹ biết, mẹ cũng thích xem TV lắm, nhưng…” là cách để con bạn cảm thấy sự đồng cảm nơi bố mẹ, nhưng vẫn không từ bỏ những giới hạn mà bạn đã đặt ra cho trẻ.
Bạn càng kiên quyết trong việc duy trì giới hạn bao nhiêu thì bộ não của cô bé sẽ càng sớm nhận ra được điều gì là nên làm và điều gì không nên làm. Và tin tôi đi, bạn sẽ còn sử dụng chiến thuật này rất nhiều lần trong đời phụ huynh của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét